Lời nói đầu

Bài viết này dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm sau khi mình đã có kinh nghiệm thực tập và tìm việc mới, hiện tại thì mình cũng đã nhận được nhiều offer từ các công ty lớn ở Việt Nam như FPT IS, FPT Soft, Bộ công an, Bộ y tế, CMC Telecom, VPBank, Techcombank, Kho bạc nhà nước,… và đang đảm nhận mức lương trên 1000$/tháng ngay từ khi còn là sinh viên năm 3.

Chuẩn bị phỏng vấn

Đầu tiên, bạn cần có một nền tảng vững chắc về kiến thức, chứ không nên khi nào phỏng vấn gì thì mới ôn tập trước khi phỏng vấn, vì kiến thức bản thân mình phải có trước đã. Ngoài ra thì nếu bạn tự nhận thấy mình có khả năng tư duy tốt cũng là tăng khả năng thành công.

Khi đã có kiến thức rồi thì hãy chuẩn bị đầy đủ hành trang và cho nó vào CV một cách “ngắn gọn, đầy đủ”. Không quá dài nhưng không được thiếu, vì người tuyển dụng chỉ xem những gì trong CV mới tính là kiến thức bạn có, ngoài CV coi như “chưa có”.

Tiếp theo, hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho một số câu trả lời phỏng vấn cơ bản, bạn có thể xem các bài viết khác trên blog của mình. Vì khi phỏng vấn thực tế sẽ khá rối nếu chưa chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như mỗi lần sẽ lại là một phong độ khác nhau.

Về phong thái thì tất nhiên là lịch sự, đến đúng giờ (nên đến sớm 15-30p cũng được), nói chuyện to, rõ ràng. Những công ty lớn thì thường có 2-3 interviewers một lúc nên cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, tự tin.

Quá trình tìm việc

Bối cảnh

Sơ qua về bối cảnh của mình thì hiện mình đang là sinh viên năm 3 của một trường “cao đẳng” (1 điểm trừ chưa có bằng Đại học), tất nhiên sẽ là điểm trừ với một số công việc làm việc trực tiếp với kháng hàng và nhà nước. Trước đó thì mình đã có nửa năm kinh nghiệm thực tập “không lương” (ở đây mình không coi là điểm trừ mà đó là cơ hội để học hỏi khá nhiều điều).

Kinh nghiệm

Về kinh nghiệm thì mình cũng không phải chuyên gia gì cũng như không học trước từ sớm, mình cũng chỉ bắt đầu học lập trình từ đầu năm nhất như bao người. Tuy nhiên thì sau 2 năm mình cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định cũng như kha khá chứng chỉ lớn “quốc tế”.

Apply thôi

Quá trình “looking for new job” của mình bắt đầu từ tháng 4/2024, mình có apply khá nhiều jobs (không cùng lúc, mình chia làm 3 vòng apply/tháng) và nhận được khoảng 10 công ty hẹn phỏng vấn. Tất nhiên là có fail, có pass nhưng khi đến end round thì có khoảng 3-5 công ty, nhiều nơi 2-3 vòng phỏng vấn.

Do tính chất bảo mật của một số công ty nên để đảm bảo tính riêng tư nên mình sẽ không chia sẻ chi tiết quá trình cũng như take note của bản thân ở đây. Nhưng mình khuyên nếu các bạn có apply massive thì nên take note cũng như đánh giá ưu/nhược điểm trong quá trình phỏng vấn để tự học hỏi cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân.

Đánh giá chung

Dưới đây là đánh giá dựa trên trải nghiệm của bản thân cũng như công việc mình apply, có thể sẽ khác với một số công việc khác:

Hầu như mọi phỏng vấn đều có:

  • Em hãy giới thiệu về bản thân mình?
  • Mô tả về dự án em đã làm/triển khai và quy mô?
  • Định hướng dài hạn của bản thân.
  • Một số bài toán thực tế và yêu cầu đưa ra hướng giải quyết.

Với một số công ty có thể bạn sẽ gặp interviewer tốt thì buổi phỏng vấn đó sẽ khá đơn giản. Mình cũng gặp các anh phỏng vấn khá thân thiện và được chia sẻ nhiều về công việc cũng như kinh nghiệm.

  • Đánh giá chung thì nhà tuyển dụng đều khá thoải mái về việc nhảy việc, cũng như xin việc nhiều nơi một lúc (một số anh leader lương 50m cũng chia sẻ anh từng làm 7 công ty/2 năm), chủ yếu là do định hướng của công ty có phù hợp với bản thân không!
  • Còn câu hỏi về lý do “Looking for new job” chủ yếu là để test EQ cũng như một số yếu tố về định hướng, môi trường (câu này mình học được từ anh leader FSoft)
  • Nhiều bên còn warning về việc cân nhắc môi trường làm việc phù hợp với bản thân cũng như định hướng dài hạn, qua đó cũng thấy công ty cũng không hẳn cần người làm việc mà cần talent “phù hợp”.
  • Bản thân mình khá thích môi trường phỏng vấn bên Bank hoặc công ty lớn hẳn vì họ có use case thực tế cũng như câu hỏi cũng khá chuyên nghiệp, đi thẳng vào vấn đề (nhiều công ty đôi khi phỏng vấn cũng khá mơ hồ).

Về việc bằng cấp, chứng chỉ đối với nhà tuyển dụng.

  • Chủ yếu chỉ có ích trong vòng process CV
  • Mình thấy nhà tuyển dụng cũng không để ý nhiều về bằng cấp nếu có đủ kinh nghiệm và kĩ năng. Vì mình là sinh viên nữa, trẻ cũng là một điểm cộng cho khả năng học hỏi cao.
  • Các chứng chỉ quốc tế đa số nhà tuyển dụng không hỏi, không để ý mấy (hơi buồn), chủ yếu là phải tự khoe. Nhưng nếu có hỏi thì chỉ cần nói đã có chứng chỉ đó thì coi như bỏ qua, bạn đã skilled term đó.

Phần quan trọng nhất là kể về công việc, kĩ năng của bản thân với nhà tuyển dụng để show khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.

  • Những công việc đã làm ở công ty cũ, các kĩ năng đã học, hoặc lab, nghiên cứu cần tự kể dưới dạng liệt kê hết sau đó để người phỏng vấn hỏi thêm sau.
  • Hãy kể càng nhiều càng tốt, với một số kĩ năng có biết qua cũng có thể flex ra nếu công nghệ đó công ty không sử dụng hoặc không phải top hightech.

Trích: Luc Thien Phong – Founder/Manager CRF

Leave a Reply

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.