Đối với dân CNTT nói chung và lập trình viên nói riêng, Github không còn là khái niệm xa lạ gì. Nếu bạn là sinh viên CNTT mà chưa biết về Github thì bài viết này là dành cho bạn.
Tính lưu trữ – Github repository
Github là nền tảng OpenSource lớn nhất hiện nay (điển hình như Linux là 1 OpenSource nổi tiếng). Tham gia Github, bạn có thể tự tạo ra các OpenSource của mình và chia sẻ nó với bạn bè, tất nhiên nếu muốn được nổi tiếng thì bạn phải đủ giỏi.
Ngoài ra, bạn có thể dùng Github để lưu trữ ảnh, video, văn bản, ứng dụng, file nén,… (cả công khai và riêng tư) .Nhưng mục đích chính là để lưu trữ các dự án code của các lập trình viên trên toàn thế giới.
Tính quản lý – Github commit, Github contribute
Xem lịch sử
Khi bạn tạo một đoạn repo (dự án) thì toàn bộ source code sẽ được lưu trên GitHub. Từ đó, bạn có thể theo dõi và xem lại các quá trình mình đã làm thông qua các commit và đặc biệt là nhiều người có thể làm một repo.
Xem đóng góp
Nó giúp bạn có thể biết ai đã commit và sửa đổi những gì. Và giúp cho source code của bạn có thể phát triển nhiều branch (nhánh) hơn. Nguyên tắc là bạn có thể rẽ ra nhiều nhánh để phát triển các dự án nhưng sau cùng bạn phải thống nhất lại vào nhánh Master để được một dự án hoàn chỉnh.
Xem thay đổi
Khi có nhiều thành viên cùng thực hiện một dự án thì bạn rất khó để theo dõi revision (để biết ai thay đổi những gì, file được lưu ở đâu). Thì GitHub sẽ lưu lại những thay đổi đó và được push lên repository. Từ đó, bạn có thể dễ dàng theo dõi được những thay đổi và các file được lưu ở đâu.
Tính công khai – Github repository
GitHub tạo môi trường để khuyến khích cải thiện và nâng cao kỹ năng code bằng cách theo dõi và so sánh những thay đổi thường xuyên. Bạn có thể tiếp xúc với các dự án OpenSource, contributors, commit được cập nhật mỗi ngày.
Từ đó, bạn có thể theo dõi, xem xét và học tập từ những thay đổi đó, từ đó bạn có thể cải thiện kỹ năng code của mình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tính cộng đồng – Github hỏi đáp, Github community, Github issues
GitHub với mạng lưới người sử dụng vô cùng lớn trên toàn thế giới bạn có thể giao lưu, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng. Bạn có thể kết bạn để nói chuyện, chia sẻ với nhau để học hỏi được nhiều thứ mới, sáng tạo mới để phục vụ cho việc học và công việc của mình ngày càng phát triển và thăng tiến hơn.
Tính đánh giá – Github Profile
Github và Linkedin là 2 tiêu chí có thể được sử dụng để đánh giá CV xin việc. Đặc biệt với dân CNTT thì Github được đánh giá rất cao. Các dự án thực tế bạn đã làm luôn là minh chứng tốt nhất để thể hiện bạn là một lập trình viên thực thụ. Và tất nhiên, nó có thể giúp làm nổi bật CV của mình và gây ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng.
Nói chung, nếu bạn đang tìm hiểu hoặc chưa sử dụng Github thì bạn nên chú tâm vào profile Github của mình nhiều hơn.
Tính chuyên nghiệp – Github Action, Github Page, Github Security, Github Insights, …
Github tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp với các extension, các bots, các workflow, các platform hỗ trợ build, test và deploy code của bạn 1 cách dễ dàng và trực tuyến.
Ngoài ra nó còn hỗ trợ tính năng bảo mật, thống kê trực tuyến và nhiều lợi ích khác.
MarkDown – Github Readme
Markdown là một định dạng dùng cho viết lách nhanh gọn hơn. Từ đó, bạn có thể thay đổi và chỉnh sửa cách hiển thị của tài liệu, format in đậm hoặc in nghiêng, tạo danh sách, thêm hình bạn có thể làm trên Markdown. Bạn có thể sử dụng Markdown ở Git, Comments, issue và pull request, hoặc các file có đuôi .md
Tính mở rộng – Github Explore
Chức năng Explore, bạn có thể theo dõi và tìm kiếm những dự án mã nguồn mở theo đúng technology pattern mà bạn cần. Ngoài ra, GitHub còn hỗ trợ tìm kiếm mã nguồn không kể ở dự án riêng biệt hay là một website. Nền tảng này cũng có SEO khá tốt nên người dùng có thể tìm kiếm bất kỳ string nào được công bố.
Trên server GitHub có những Workflow script chạy tự động. Lập trình viên có thể dùng chúng để phản hồi các sự kiện trên repositories hoặc thực hiện vài thao tác.